Trung Quốc xây dựng hệ thống tường lửa không thể tấn công
TheoBBC, các nhà khoa học Trung Quốc đã phát triển thành công một mạng lưới truyền thông (Communications Network) được đánh giá là "không thể hao mòn", ít nhất là theo nghĩa đen, khi bất kỳ cuộc tấn công mạng nào cũng bị phát hiện nhanh chóng. Dự án được thực hiện tại thành phố Tế Nam, được truyền thông nước này đánh giá là cột mốc quan trọng.
Hệ thống thông tin lượng tử sử dụng ánh sáng để gửi các thông tin quan trọng. |
Cụ thể, hệ thống ứng dụng công nghệ lượng tử để chuyển các mã hóa truyền thống sang mật mã lượng tử, dựa trên những chiếc máy tính lượng tử cực mạnh được liên kết với nhau. "Nếu bạn gửi một tin nhắn theo cách thông thường mà không muốn kẻ khác đọc trộm, bạn mã hóa nó bằng cách giấu các khóa cần thiết và giải mã bằng máy tính đủ mạnh. Mã hóa này có 'hạn sử dụng' và dễ bị tổn thương. Nhưng nếu dùng máy tính lượng tử thì sẽ khác", một chuyên gia cho biết.
Hệ thống trên được hoạt động theo cách gọi là truyền thông lượng tử (Quantum Communication). Tức là, nếu một ai đó muốn gửi tin nhắn đi, trước hết họ phải gửi một chìa khóa nhúng vào các hạt ánh sáng. Người đọc sẽ nhận được tin nhắn mã hóa và đọc nhờ sự giải mã của các "chìa khóa" được gửi từ trước. Như vậy, nếu có ai đó cố gắng can thiệp vào tin nhắn, đồng nghĩa với việc chặn các hạt ánh sáng.
"Để đánh cắp, hacker buộc phải thay đổi hướng đi của ánh sáng, hoặc tìm cách triệt tiêu nó. Cả hai cách đều bị phát hiện ngay lập tức và đó là lý do tại sao hệ thống này được xem là an toàn tuyệt đối", chuyên gia giải thích.
Trước mắt, hệ thống sẽ phục vụ khoảng 200 người trong quân đội, chính phủ, tài chính và điện lực. Họ sẽ dùng chúng để gửi các thông tin mật.
Công nghệ trên khá mới. Các nước phương Tây từng nghĩ đến, nhưng Trung Quốc mới là quốc gia đầu tiên xây dựng thành công. Vì sao lại có điều này?
Theo Giáo sư Myungshik Kim của trường Imperial, London (Anh), trong thời gian dài, nhiều người nghĩ rằng hệ thống như của Trung Quốc xây dựng là điều "không nghĩ nó là cần thiết", và chưa rõ sẽ thương mại hóa nó khay không. "Hệ thống mã hóa hiện nay đã khá cao và không dễ để mã hóa, nên việc thực hiện công nghệ mới chưa thực sự cần thiết", ông Kim lý giải.
Tuy nhiên, theo Giáo sư Anton Zeilinger, nhà vật lý lượng tử của Đại học Vienna (Áo), châu Âu đơn giản là đã "bỏ lỡ" chúng. "Tôi và cộng sự đã cố gắng thuyết phục EU tài trợ các dự án về lượng tử, nhưng họ cho rằng nó không hiệu quả", Zeilinger cho biết.
Các nhà khoa học khác đánh giá cao thành tựu của Trung Quốc. Bên cạnh đó, họ cho rằng nước này đã chú trọng hơn vào lĩnh vực công nghệ cao. "Chúng ta phải thừa nhận rằng, khi Trung Quốc đầu tư vào một cái gì đó, họ luôn được hậu thuẫn bởi nguồn tài chính và nhân lực khổng lồ, vượt xa những nơi khác trên thế giới", Valerio Scarani, một nhà vật lý tại Trung tâm Công nghệ lượng tử thuộc Đại học Quốc gia Singapore, nhận xét.
Các nhà khoa học cũng cho rằng Trung Quốc sẽ sớm thương mại hóa các công nghệ lượng tử mà mình nghiên cứu và thị trường cho cũng rất tiềm năng. "Một khi công nghệ trên được bán ra, các ngân hàng quốc tế có thể là người đầu tiên xếp hàng", Zeilinger nhận định.
Bảo Lâm
Post a Comment